| 0 nhận xét ]

Alexandre Duret-Lutz, nghệ sĩ nhiếp ảnh Pháp, là người sáng tạo ra một loại hình nghệ thuật mới mà anh gọi là 'Wee Planets'. Tác phẩm của anh được ghép từ rất nhiều bức ảnh nhỏ rồi sử dụng kỹ thuật 3D.

Bức ảnh của anh tạo cảm giác như là bức tranh toàn cảnh trên một hành tinh nhỏ.
Thế giới trong mắt anh được thể hiện qua hình ảnh một cái cây đơn độc hay tòa nhà lẻ loi.
Anh sử dụng kỹ xảo máy tính để ghép khoảng 100 bức ảnh lại với nhau để tạo thành một 'tiểu hành tinh'.
"Tất cả những bức ảnh toàn cảnh 360 độ x 180 độ được chiếu lên trông giống như những hành tinh nhỏ", Alexandre tâm sự.
'Để làm được việc này bạn cần chụp ảnh ở nhiều góc độ, không chỉ ở trên mặt đất mà còn phải chụp cả ở trên trời nữa'.
Alexandre còn là trợ lý cho một giáo sư Pháp ở trường học chuyên về máy tính gần Paris.
Anh sử dụng chiếc máy ảnh đặc biệt để chụp 'những hành tinh nhỏ'.
Alexandre chọn các đồ vật hoặc ngôi nhà làm tiêu điểm trên mặt đất và chọn điểm đó làm trung tâm của bức ảnh.
Bức ảnh 360 độ đầu tiên của anh, Eiffel Planet (Hành tinh Eiffel) được tạo ra từ 80 bức ảnh.
Một bức khác chụp Tháp Eiffel mà anh đặt tên là 'Paris thức giấc được xử lý từ ...
... hình ảnh này và nó được ghép từ 16 bức khác nhau.
Hình ảnh Avenue d'Italie và Rue du Tage ở Paris.
Bảo tàng Louvre, Pháp.
Alexandre chọn cảnh ở hòn đảo Tintamarre thuộc vùng biển Caribe.
Tác phẩm hòn đảo Tintamarre trở thành một tiểu hành tinh.
Cung điện Paul Verlaine, Paris.
Eglise d'Auvers-sur-Oise, Paris.
Place de l'Institut, Paris.
Những tác phẩm của anh gợi nhớ đến cuốn sách thiếu nhi 'Chàng hoàng tử bé nhỏ' nói về một cậu bé lạc vào một hành tinh nhỏ xíu.

0 nhận xét

Đăng nhận xét